Cách giúp học sinh trường quốc tế ở Việt Nam chiến thắng nỗi sợ Cách giúp học sinh trường quốc tế ở Việt Nam chiến thắng nỗi sợ

Game bài đổi thưởng Mê đổi thưởng

Giáo dục kỹ năng sống tại trường quốc tế ở Việt Nam: Cách giúp trẻ chiến thắng nỗi sợ

TIN TỨC

03/08/2022

Trang bị kỹ năng sống cho học sinh luôn nằm trong số các mục tiêu mà trường quốc tế ở Việt Nam tập trung hướng đến. Bên cạnh những kỹ năng quen thuộc như giao tiếp, làm việc nhóm…, học sinh cũng cần được hướng dẫn cách vượt qua các rào cản cảm xúc để tự tin phát triển bản thân, trong đó có nỗi sợ. Nỗi sợ ngăn trẻ thể hiện hết mình hay thử sức với những điều mới.

Trong bài viết này, cùng tìm hiểu 5 bước đồng hành cùng trẻ trong việc chiến thắng nỗi sợ để khai phá tiềm năng của mình.

5 bước giúp học sinh trường quốc tế ở Việt Nam biến nỗi sợ thành động lực

Chúng ta rất dễ để nhìn thấy được nỗi sợ ở trẻ nhỏ. Nhưng nỗi sợ về cơ bản là một cơ chế phòng vệ tự nhiên của con người, không phải một loại cảm xúc tiêu cực, và chúng ta hoàn toàn có thể cùng các con vượt qua, thậm chí tận dụng nỗi sợ để làm bàn đạp trong việc thử nghiệm cái mới.

Quá trình này sẽ bao gồm 5 bước:

1. Dạy trẻ cách gọi tên nỗi sợ của mình, đồng thời giúp trẻ có nhận thức đúng về cảm giác sợ hãi

2. Cùng trẻ trò chuyện gần gũi để phân tích và tìm ra nguyên nhân nỗi sợ và lên kế hoạch "đánh bại" nỗi sợ

3. Rèn luyện cho trẻ tư duy thực tế và tích cực

4. Khuyến khích trẻ tham gia thêm nhiều hoạt động ngoại khóa và rèn luyện năng khiếu để tăng sự tự tin, bản lĩnh và tiếp thu thêm nhiều kiến thức, kỹ năng

5. Cùng trẻ nhìn nhận lại quá trình vượt qua nỗi sợ

Bước 1: Hướng dẫn học sinh trường quốc tế ở Việt Nam có nhận thức đúng về nỗi sợ

Đôi khi để giúp trẻ bớt sợ hơn, chúng ta thường hay nói với trẻ rằng: “Không có gì phải sợ”, hay “chuyện này chẳng có gì để sợ”. Trên thực tế, cách này không thực sự hữu ích, mà đôi khi nó khiến trẻ “bắt nhầm tín hiệu” rằng nỗi sợ của con thật nhỏ bé và nhút nhát.

Chúng ta nên dạy trẻ nhìn nhận rằng nỗi sợ là điều tự nhiên mà ai cũng có, bố mẹ hay thầy cô, bạn bè cũng có. Nỗi sợ bảo vệ chúng ta khỏi những điều nguy hiểm (ví dụ: Vật dụng sắc nhọn, chạy xe tốc độ…), đồng thời cũng là sự báo hiệu cho những điều mới, những điều mà ta chưa biết đến.

Hình 1- huong-dan-hoc-sinh-truong-quoc-te-o-viet-nam-hieu-ve-noi-so

Hướng dẫn học sinh tại trường quốc tế ở Việt Nam hiểu đúng về nỗi sợ 

Người lớn không nên xem nhẹ những nỗi sợ của trẻ, dù cho nó có vô lý đến đâu. Mà thay vào đó, hãy thể hiện rằng chúng ta luôn hiểu và bên cạnh con để cùng con vượt qua nỗi sợ..

Bước 2: Trò chuyện với học sinh trường quốc tế ở Việt Nam về nỗi sợ và lên kế hoạch vượt qua nó

Chúng ta có thể trò chuyện với trẻ về nỗi sợ của chúng, lắng nghe chúng kể chuyện: Nỗi sợ này có hình thù như thế nào, nó xuất phát từ đâu... Với những câu hỏi này, bố mẹ không chỉ hình dung được nỗi sợ của trẻ, mà còn tạo cho chúng cảm giác rằng người lớn thật sự lắng nghe và quan tâm chúng.

Trẻ em đều biết chúng sợ hãi điều gì, nhưng không phải lúc nào chúng cũng có thể diễn đạt được cho người lớn hiểu. Người lớn có thể đặt các câu hỏi cụ thể cho trẻ. Ví dụ, nếu trẻ sợ bóng tối, phụ huynh có thể đặt các câu hỏi như: Con sợ những bóng tối cụ thể nào (màn đêm, căn phòng tắt đèn…), vì sao con lại thấy bóng tối đáng sợ… Khi đã hiểu rõ hơn về điều con sợ hãi, phụ huynh sẽ có thể tìm ra cách giúp con vượt qua điều đó. Một số nỗi sợ hãi phổ biến thời thơ ấu là:

  • Ở một mình;
  • Bóng tối;
  • Động vật;
  • Mắc lỗi;
  • Độ cao;
  • Tiêm ngừa hoặc đi khám bác sĩ/nha sĩ;
  • Tiếng động lạ hoặc tiếng ồn ào;
  • Quái vật trong tưởng tượng;
  • Các bài thi, kiểm tra;
  • Đứng trên sân khấu hoặc nói trước đông người.

Hình 2- tro-chuyen-voi-hoc-sinh-truong-quoc-te-o-viet-nam-ve-noi-so

Trò chuyện cùng học sinh tại trường quốc tế ở Việt Nam về nỗi sợ 

Sau đó, hãy cùng trẻ lập danh sách những điều hoặc tình huống gây ra cảm giác sợ hãi, nhóm những nỗi sợ tương tự lại với nhau. Ví dụ: Một số bạn nhỏ thường sợ điều gì đó tồi tệ sẽ xảy ra khi chúng không được ở gần ba mẹ hoặc được gửi nhờ đến nhà họ hàng… Việc kể ra như thế này cũng giúp trẻ đối mặt trực tiếp với nỗi sợ của mình, nhưng với sự đồng hành của người lớn.

Bước 3: Rèn luyện cho trẻ tư duy thực tế và tích cực thông qua các bài học tại trường quốc tế ở Việt Nam

Như đã đề cập ở trên, nỗi sợ hãi khiến chúng ta tưởng tượng ra rằng điều tồi tệ nhất sắp xảy ra. Đó là cách bộ não cố gắng bảo vệ chúng ta khỏi nguy hiểm. Nhưng không phải lúc nào sự nguy hiểm mà não nhận diện cũng là thật. Vì vậy, hãy hướng dẫn học sinh trường quốc tế ở Việt Nam trở thành “thám tử tư duy” và cùng “điều tra” về nỗi sợ:

  • Lắng nghe những suy nghĩ trong đầu: "Nếu mình đứng nói chuyện trước đông người, mình sẽ nói sai, mọi người sẽ chê cười."
  • Tìm hiểu xem đó là sự thật hay cảm giác: Đây là chỉ là tưởng tượng trong đầu hay sự việc đã từng xảy ra.
  • Thu thập bằng chứng để củng cố hoặc bác bỏ điều đó: Trên thực tế, đó chỉ là tưởng tượng của bản thân vì mình vẫn làm tốt mỗi khi phát biểu trước đám đông và mình cũng chưa từng bị các bạn chê cười / mình vẫn chưa nói trước đám đông lần nào nên có phần lo lắng / mình từng nói sai một (vài) lần nên mình thấy lo lắng.
  • Thách thức suy nghĩ của chính mình. Dù nỗi sợ có thật hay chỉ là tưởng tượng thì trẻ vẫn có thể tìm cách để vượt qua chúng, giống như đang chơi trò vượt chướng ngại vật. Chúng ta có thể dạy trẻ hô khẩu hiệu, ví dụ: Mình từng nói lắp trước đám đông nên tôi sợ điều đó, nhưng mình muốn thử lại lần nữa, mình muốn hoàn thành tốt bài phát biểu.

Hình 3- ren-luyen-cho-hoc-sinh-truong-quoc-te-o-viet-nam-tu-duy-tich-cuc

Rèn luyện cho học sinh tại trường quốc tế ở Việt Nam tư duy tích cực

Bước 4: Khuyến khích trẻ tham gia các câu lạc bộ và hoạt động ngoại khóa học tại trường quốc tế ở Việt Nam

Có 3 lý do vì sao việc để trẻ dành nhiều thời gian ở các câu lạc bộ học đường, lớp năng khiếu hoặc hoạt động ngoại khóa ở trường quốc tế ở Việt Nam sẽ giúp trẻ dễ dàng đối mặt với nỗi sợ hơn:

  • Con có thể mở mang kiến thức lẫn kỹ năng, hiểu biết nhiều hơn về thế giới xung quanh, từ đó xóa đi được nhiều nỗi sợ đến từ những điều chưa biết (ví dụ: Loài côn trùng nào cũng đáng sợ, nuốt hạt thì cây sẽ mọc trong bụng, có quái vật và ma quỷ trong bóng tối…);
  • Con gặp gỡ được nhiều bạn mới, cùng lứa tuổi và dễ dàng kể chuyện, chia sẻ với nhau hơn, giúp nhau vượt qua nỗi sợ;
  • Con có những giờ phút vui vẻ và thoải mái, được làm điều mình thích, tự tin hơn vào chính mình, từ đó sẽ có ít hơn những thứ khiến con lo lắng, sợ hãi.

Hình 4- khuyen-khich-hoc-sinh-truong-quoc-te-o-viet-nam-tham-gia-hoat-dong

Khuyến khích học sinh tham gia nhiều hoạt động tại trường quốc tế ở Việt Nam 

Tại UTS, các câu lạc bộ được xây dựng vô cùng đa dạng và được chia thành 3 nhóm: Tư duy, Nghệ thuật và Thể chất ,. Bên cạnh đó, UTS tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, cuộc thi tài năng để học sinh có thể học hỏi, trải nghiệm và phá vỡ các giới hạn vô hình của mình. Thông qua các hoạt động này, nhiều học sinh đã có sự tiến bộ tích cực, cả về kỹ năng lẫn tinh thần. Chúng tôi tin rằng, các hoạt động này không chỉ giúp các em nâng cao năng lực cá nhân, mà còn xây dựng cho các em sự tự tin, dũng cảm để chiến thắng nỗi sợ của mình.

Bước 5: Cùng học sinh trường quốc tế ở Việt Nam nhìn lại quá trình vượt qua nỗi sợ

Sau khi trẻ đã thành công dẹp đi sự lo lắng, sợ hãi cản bước, người lớn hãy cùng các con nhìn lại một lần nữa hành trình này:

  • Chúng ta đã có xuất phát điểm như thế nào?
  • Chúng ta đã làm những gì để giải quyết vấn đề?
  • Thành quả của chúng ta như thế nào?

Người lớn hãy dành cho trẻ những lời khen ngợi như “Con đã làm rất tốt”, “Con đã rất dũng cảm, rất đáng khen”. Đồng thời, đừng quên khích lệ trẻ: “Lần sau chúng ta hãy cùng làm như vậy nữa nhé.”

Trong suốt quá trình vượt qua nỗi sợ kể trên, sự đồng hành của trường quốc tế ở Việt Nam là vô cùng quan trọng, đặc biệt là những nỗi e dè liên quan đến việc học hoặc phát triển bản thân. Các chương trình học lấy học sinh làm trọng tâm (), cộng thêm vào đó là môi trường học tập thân thiện, cởi mở, mọi người giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Tất cả những điều đó, phụ huynh và học sinh đều có thể tìm thấy ở Trường Quốc tế Nam Mỹ UTS.

Hình 5- cung-hoc-sinh-truong-quoc-te-o-viet-nam-nhin-lai-qua-trinh

Cùng học sinh tại trường quốc tế ở Việt Nam nhìn lại quá trình cố gắng rèn luyện 

Đặc biệt, UTS có chương trình “Ươm dưỡng tài năng”, gồm 4 phần: Giáo dục thể chất, phát triển cá nhân và kỹ năng xã hội, nghệ thuật, khoa học và công nghệ. Đây vừa là lớp học, vừa là sân chơi cho tất cả học sinh với vô số đam mê và sở thích khác nhau. Đây là một trong những nỗ lực của chúng tôi trong việc giúp học sinh phát huy tối đa tiềm năng vô hạn của mỗi em, đồng thời nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của nhà trường trên con đường phát triển của trẻ.

Nhìn chung, nỗi sợ là cơ chế tự nhiên của con người, và chúng không mang đến những tác động tiêu cực  nếu ta có thể dạy trẻ cách nhìn nhận đúng, từ đó đối mặt và chiến thắng nỗi sợ của mình. Và UTS sẽ luôn là trường quốc tế ở Việt Nam tích cực trong việc đồng hành cùng phụ huynh xuyên suốt quá trình giúp trẻ chinh phục nỗi sợ và tiến về phía trước.

TRƯỜNG QUỐC TẾ NAM MỸ UTS
Cơ sở 1 | UTS Van Lang Complex
    • Cổng 1: 69/68 Đặng Thuỳ Trâm, p.13, Q.Bình Thạnh, HCM
    • Cổng 2: 80/68 Dương Quảng Hàm, p.5, Q.Gò Vấp, HCM
Cơ sở 2 | Game bài đổi thưởng Mê đổi thưởng Campus
  • 360D Bến Vân Đồn, P.1, Quận 4, HCM
LIÊN HỆ

Tin tức và sự kiện nổi bật