Văn hóa đọc - Bước đệm của giáo dục UTS Văn hóa đọc - Bước đệm của giáo dục UTS

Game bài đổi thưởng Mê đổi thưởng

Văn hóa đọc - Bước đệm của giáo dục

TIN TỨC

13/11/2023

Văn hóa đọc là một trong những yếu tố được chú trọng để làm nền móng cho sự phát triển của nền giáo dục nói riêng và sự phát triển của quốc gia nói chung. Tại UTS, những “hạt mầm” đã được tiếp xúc và rèn luyện cho mình niềm yêu thích đọc sách từ những thói quen hàng ngày và ngay từ những năm đầu đời. UTS tin rằng việc rèn luyện văn hóa đọc là một bước đệm quan trọng cho hành trình phát triển của một công dân toàn cầu của thế kỷ 21.

Văn hóa đọc là gì? 

Văn hóa đọc là một cụm từ thể hiện ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân và cả cộng đồng xã hội (Theo ông Nguyễn Hữu Viêm, Thư viện Quốc gia Việt Nam).Trong hội thảo "Sách và chấn hưng giáo dục" năm 2012, các giáo sư tham gia chỉ ra ba yếu tố cấu thành nên văn hóa đọc là thói quen đọc, phương pháp chọn sáchkỹ năng đọc. Việc hình thành ba yếu tố trên sẽ định hướng sự phát triển của văn hóa đọc có tích cực hay không.

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, mỗi cá nhân cần không ngừng trau dồi bản thân và việc hình thành văn hóa đọc tích cực là một trong những điều cốt lõi để cá nhân nói riêng và cộng đồng nói chung phát triển bền vững.

Học sinh UTS tích cực đọc sách

Tầm quan trọng của văn hóa đọc trong việc phát triển cá nhân 

Văn hóa đọc đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện bộ kỹ năng và nhân cách con người thông qua những giá trị sau:

  • Cung cấp tri thức
  • Phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ)
  • Cải thiện kỹ năng giao tiếp
  • Rèn luyện tư duy.

Kinh nghiệm, tinh hoa của những bậc đi trước thường được đúc kết và lưu trữ lại đến ngày nay dưới hình thức sách và tài liệu, vậy nên văn hóa đọc là phương tiện giúp chúng ta tiếp nhận nguồn tri thức khổng lồ đó. Ngoài ra, việc đọc cũng giúp ta tiếp nhận được nhiều tư duy, triết lý, góc nhìn khác để có cái nhìn bao quát và khách quan hơn về cuộc sống, phát triển về trí tuệ cảm xúc (EQ) khi học cách thấu hiểu nhiều câu chuyện khác nhau. Việc đọc nhiều cũng giúp làm phong phú vốn ngôn ngữ, làm tiền đề cải thiện kỹ năng giao tiếp. Cuối cùng, việc đọc đa dạng nội dung sẽ dẫn chúng ta vào nhiều bối cảnh cụ thể, yêu cầu trí tưởng tương cao, nhờ đó mà chúng ta có thể đối mặt với nhiều vấn đề trong cuộc sống và rèn luyện tư duy.

Học sinh UTS rèn luyện văn hóa đọc tích cực

Những giá trị mà việc rèn luyện thói quen đọc sách nói riêng và tài liệu nói chung hỗ trợ rất lớn trong quá trình học tập và phát triển của từng cá nhân. Chính vì lý do đó, các trường học hay các trung tâm giáo dục rất khuyến khích học sinh của mình đọc nhiều hơn, đặc biệt hơn khuyến khính hình thành văn hóa đọc cho trẻ ngay từ nhỏ.

Những trải nghiệm của trẻ trong những năm đầu đời ảnh hưởng rất lớn đến thói quen và hành vi của trẻ trong tương lai. Trong một nghiên cứu về văn hóa đọc của giáo sư Vũ Thị Thu Hà, cô cũng đưa ra kiến nghị định hướng đúng đắn về phương pháp đọc và kỹ năng đọc ngay khi còn nhỏ cho trẻ.

Rèn luyện văn hóa đọc cho học sinh ngay từ nhỏ tại UTS 

Hiểu được tầm quan trọng của rèn luyện thói quen đọc cho trẻ ngay từ nhỏ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa đọc của trẻ trong tương lai, Trường Quốc tế Nam Mỹ UTS đã giúp trẻ làm quen trước với sách thông qua sách ảnh và diễn giải của giáo viên ngay từ cấp mầm non đến trung học phổ thông.

Học sinh tiểu học đọc sách tại thư viện UTS

Về chương trình học, UTS ươm dưỡng văn hóa đọc thông qua chương trình đọc mở rộng (Extensive reading)chương trình Bookworm, nơi cung cấp cho học sinh những buổi đọc sách tại thư viện với các đầu sách đa thể loại bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Với những “hạt mầm” nhỏ tuổi, UTS khuyến khích con làm quen với việc “nhìn” sách để “đọc” sách, thông qua các buổi đọc sách kể chuyện Show&Tell, từ đó các bé có thể duy trì thói quen và yêu thích đọc sách trong những năm tháng tiếp theo của cuộc đời.

Ngoài ra, nhằm khuyến khích và duy trì văn hóa đọc, UTS cũng thường xuyên tổ chức những cuộc thi đọc sách, review sách cho các lớp và toàn bộ học sinh trong trường như UTS Voice, Book Review... nơi học sinh có thể tận dụng thư viện lớn tại trường để khám phá những cuốn sách mới. Những cuộc thi nhằm phát triển văn hóa đọc tại UTS không chỉ dừng lại ở tiếng Việt mà mở rộng đến tiếng Anh như các cuộc thi viết sáng tạo, sáng tác truyện do chương trình Quốc tế đưa ra.

niềm vui đọc sách tại UTS

Đặc biệt hơn, khuôn viên và cơ sở vật chất tại UTS cũng được tối ưu hóa để khuyến khích văn hóa đọc cho những học sinh trong trường. Ngoài thư viện, mỗi lớp học cũng được bố trí một kệ sách riêng để học sinh thưởng thức những câu chuyện một cách tự hiên nhất, tạo cơ hội cho các con phát triển khả năng ngôn ngữ và yêu thích đọc sách mọi lúc mọi nơi.

Học sinh UTS đọc sách

Văn hóa đọc là một yếu tố cần được chú trọng hơn tại thời đại công nghệ số và thông tin nhanh như hiện nay. Hy vọng thông qua bài viết này UTS có thể giúp cho ba mẹ và các bạn nhỏ hiểu hơn về cụm từ này cũng như cân nhắc việc phát triển văn hóa đọc của bản thân và những người xung quanh. Giáo dục là tiền đề hình thành văn hóa đọc, còn văn hóa đọc lại là bước đệm của giáo dục để phát triển và hỗ trợ phát triển tư duy toàn diện cho người đọc.

“Không cần phải đốt sách để phá hủy một nền văn hóa. Chỉ cần buộc người ta ngừng đọc mà thôi.” 

You don't have to burn books to destroy a culture. Just get people to stop reading them. 

Mahatma Gandhi 

Tin tức và sự kiện nổi bật