Ba mẹ có biết: Lời khen ngợi giúp con học tập tốt hơn! Ba mẹ có biết: Lời khen ngợi giúp con học tập tốt hơn!

Game bài đổi thưởng Mê đổi thưởng

Để trẻ học tập tốt hơn, ba mẹ có thể bắt đầu bằng những lời động viên tích cực

TIN TỨC

24/02/2024

Ông cha ta từ xưa có câu “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” để nhấn mạnh về "tính kỷ luật" trong giáo dục con cái. Bởi, họ tin rằng việc nghiêm khắc khi dạy con sẽ tạo áp lực một cách tích cực và giúp con phấn đấu hơn. Thế nhưng, theo sự chuyển dịch của thời đại cùng những nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học cho rằng lời khen ngợi có thể tác động tích cực đến việc cải thiện kết quả học tập của trẻ. Hãy cùng UTS tìm hiểu kỹ hơn về những tác động tích cực của lời khen đến quá trình học tập của trẻ nhé!

Pygmalion Effect - Hiệu ứng tâm lý từ lời khen

Để giải thích một cách ngắn gọn về tác động tích cực của lời khen đến trẻ, chúng ta cùng nhìn về hiệu ứng Pygmalion.

chỉ ra rằng nếu một người được người khác đặt niềm tin, họ sẽ có xu hướng tự đặt ra các mục tiêu cao hơn và làm việc chăm chỉ để đạt được những mục tiêu đó. Ngược lại, nếu người khác kỳ vọng thấp và thể hiện sự nghi ngờ về khả năng của họ, họ có thể tự giới hạn và không thể phát huy tối đa tiềm năng của bản thân.

 

Hiệu ứng Pygmalion

 

Ví dụ: Khi trẻ được công nhận và đặt niềm tin về việc học rất tốt ở môn tiếng Anh, trẻ sẽ có xu hướng trau dồi tiếng Anh nhiều hơn để chứng minh niềm tin được trao cho trẻ là đúng. Ngược lại, nếu trẻ luôn bị nghi ngờ và chê trách về việc học chưa tốt môn tiếng Anh, trẻ sẽ mặc định đó là sự thật và không cố gắng để chứng minh nhận định ấy là sai.

Nghiên cứu về tác động tích cực của lời khen của giáo sư Philip Parker

Dẫn chứng cụ thể về hiệu ứng Pygmalion là (phó giám đốc Viện Tâm lý và Giáo dục Tích cực tại Đại học Công giáo Úc).

Philip và các cộng sự của mình đã theo dõi kết quả bài kiểm tra của 2.600 trẻ em lớp 3, 5 và 7 tại Úc. Ngoài ra, ông cũng thu thập những phản hồi của ba mẹ của trẻ, suy nghĩ của họ về kết quả học tập của trẻ theo 3 cấp độ: Con tôi làm bài tốt - trung bình - chưa tốt.

 

“Nhóm nghiên cứu đã phát hiện rằng, những đứa trẻ được cha mẹ đánh giá tích cực hơn thường có kết quả kiểm tra tốt hơn vào những lần tiếp theo.

Và quan trọng hơn, việc đưa ra nhận định tích cực sẽ ươm mầm sự hứng thú trong mỗi đứa trẻ. Trẻ thích học hơn, thích đọc sách hơn so với những đứa trẻ bị ba mẹ đánh giá không cao.” - Giáo sư Philip chia sẻ.

 

Ông và cộng sự cũng đã khảo sát và nhận ra rằng những cha mẹ có thái độ tích cực với sự cố gắng của con sẽ đầu tư nhiều hơn vào quá trình học tập như tìm gia sư, các giáo cụ học bài,...và tạo động lực cho con họ. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng có xu hướng hỗ trợ tích cực con làm bài tập hơn là kiểm soát và làm khó con.

Niềm tin và thái độ của người lớn với trẻ ảnh hưởng rất nhiều để sự thể hiện của trẻ, vậy nên những lời khen tích cực sẽ thu hút sự tập trung và cố gắng của trẻ trong quá trình học tập.

 

Những tác động tích cực của lời khen trong quá trình học tập của trẻ

Tóm lại, lời khen ngợi, động viên có tác động tích cực đến kết quả học tập của trẻ:

  • Trẻ có động lực để học nhiều hơn và tốt hơn: Như đã đề cập trong hiệu ứng Pygmalion, việc được trao niềm tin sẽ là động lực lớn để trẻ phấn đấu, những lời công nhận trở thành trái ngọt mà bất cứ đứa trẻ nào cũng mong muốn có.
  • Trẻ yêu thích việc học và khám phá những kiến thức mới: Khi được khen, trẻ sẽ có tâm lý yêu thích mà không bài trừ việc học, từ đó sẽ liên tục tò mò và khám phá bể kiến thức khổng lồ, trau dồi bản thân hằng ngày.
  • Trẻ tự tin hơn vào chính mình, là bước đệm trở thành công dân toàn cầu: Với những lời công nhận về khả năng, trẻ sẽ tự tin và mạnh dạn hơn, hiểu rõ thế mạnh bản thân và tự tin thể hiện tài năng ra bên ngoài. Nền tảng về sự tự tin ấy sẽ là bước đệm vững chắc để trẻ phát triển trong tương lai và trở thành công dân toàn cầu.
 

Các thế hệ đều có cách nuôi dạy trẻ khác nhau, thế nhưng mục tiêu chung vẫn là mong muốn các con trưởng thành và trở thành một người hạnh phúc và tự tin. Dù là người lớn hay trẻ em, chúng ta đều muốn nhận được một lời khen thật chân thành từ những người xung quanh. Vậy thì: Ngại ngùng chi một chút lời khen? Ai cũng xứng đáng nhận lời khen và trao lời khen.

 

Xem thêm: Khen hiệu quả, tưởng dễ mà khó!

Tin tức và sự kiện nổi bật