Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 - Các bậc phụ huynh cần quan tâm điều gì? Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 - Các bậc phụ huynh cần quan tâm điều gì?

Game bài đổi thưởng Mê đổi thưởng

Dành cho các bậc phụ huynh: Trẻ vào lớp 1 cần chuẩn bị những gì?

TIN TỨC

03/04/2022

Việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 luôn khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy bối rối, nhất là những gia đình có con đầu đi học. Việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 cần được xây dựng bài bản trên hai giai đoạn:

  • Giai đoạn trẻ còn đang học tập tại trường mẫu giáo
  • Giai đoạn trẻ háo hức để bắt đầu chuẩn bị bước vào lớp 1
Cả 2 giai đoạn trên đều quan trọng và để chuẩn bị hành trang bước tiếp vào một môi trường mới, phụ huynh cần lưu ý những điều gì? Làm sao để con tự tin hơn hoà nhập với các bạn? Hiểu được những băn khoăn này của các bậc phụ huynh, trong bài viết dưới đây, UTS sẽ giúp cha mẹ giải đáp thắc mắc bé vào lớp 1 cần chuẩn bị những gì để hỗ trợ con thuận lợi nhất. Phụ huynh tham khảo ngay nhé!

Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 khi còn học tập tại trường mẫu giáo

Rất nhiều hoạt động học tập diễn ra ở trường mẫu giáo để giúp trẻ bắt đầu chạy khi vào lớp một. Một số kỹ năng trẻ cần có khi vào lớp một là kỹ năng xã hội, như lắng nghe và trả lời. Một số khác mang tính hàn lâm hơn — những kỹ năng mà trẻ cần phát triển khi con làm rèn luyện nhiều hơn như đọc, viết và toán học. Trong giai đoạn này, nhà trường sẽ đóng vai trò quan trọng hơn giúp con có đủ kiến thức để tiến tới tương lai Dưới đây là 3 ví dụ về những gì trẻ nên học vào cuối năm mẫu giáo để sẵn sàng vào lớp một.

1. Kỹ năng đọc viết trẻ cần có để chuẩn bị bước vào lớp một

Kỹ năng đọc viết bao gồm cả đọc và viết. Cả hai được dạy cùng nhau vì chúng được kết nối chặt chẽ. Ở trường mẫu giáo, trẻ em thực hành chia các từ thành các đoạn nhỏ và xác định phát âm và nhận dạng chữ cái.
Vì trẻ em sắp vào lớp một phải biết bảng chữ cái và các đặc điểm cơ bản của các chữ cái và từ . Các con cũng thường có thể nhận ra và hiểu được các từ có vần điệu. Đây là tất cả các kỹ năng giúp những các cib bắt đầu học từ mới và đọc những cuốn sách đơn giản.
Khi nói đến viết, học sinh sắp vào lớp một phải có khả năng viết và chia sẻ thông tin theo nhiều cách khác nhau. Điều này bao gồm vẽ, viết chữ và từ, lắng nghe người khác và trả lời rõ ràng. Để giúp xây dựng những kỹ năng này cho lớp một, trẻ em thực hiện các hoạt động như sau:
  • Viết và nhận dạng chữ hoa và chữ thường.
  • Ghép các chữ cái với phát âm hoặc âm thanh, tạo vần và nhận biết một số từ mà không cần phải phát âm chúng
  • Học và sử dụng từ mới để diễn đạt suy nghĩ, cảm xúc và ý tưởng một cách rõ ràng.
  • Hỏi và trả lời các câu hỏi về một câu chuyện mà giáo viên đọc to, và nói về các nhân vật, bối cảnh và các sự kiện chính trong câu chuyện.
  • Đặt tên cho người, địa điểm, sự vật hoặc ý tưởng trong một bức tranh.
  • Thực hiện theo các quy tắc của cuộc trò chuyện bằng cách lắng nghe và thay phiên nhau nói chuyện.
  • Cung cấp thông tin về một sự kiện, chủ đề hoặc quan điểm bằng cách vẽ, nói và viết về nó.
  • Tham gia vào các hoạt động đọc và viết được chia sẻ (ví dụ: giáo viên đọc to một cuốn sách tranh lớn và học sinh thay phiên nhau chia sẻ ý kiến ​​về nó).
 

Bạn cũng có thể giúp con mình xây dựng các kỹ năng đọc viết ở nhà:

  • Tìm hiểu về những cách giúp trẻ kết nối các chữ cái và âm thanh.
  • Nhận các lời khuyên để giúp con bạn phát triển thói quen đọc sách tốt.
  • Sử dụng các kỹ thuật đa giác quan thú vị để luyện viết.
 

2. Những kỹ năng toán học trẻ em cần có cho việc bước vào lớp một

Có hai khái niệm toán học quan trọng mà trẻ em cần nắm vững khi vào lớp một. Đầu tiên là ý nghĩa về số  — học các con số và ý nghĩa của chúng, chẳng hạn như kết nối số “5” với hình ảnh năm quả táo. Bên cạnh đó, các em cũng bắt đầu hình thành thói quen biết sử dụng phép cộng và phép trừ. Trẻ mẫu giáo cũng học cách xác định và làm việc với các hình dạng.
Dưới đây là một số hoạt động trẻ em làm để xây dựng các kỹ năng toán học khi vào lớp một:
  • Đếm xem có bao nhiêu đồ vật trong một nhóm (từng cái một) và so sánh nó với một nhóm khác để tìm ra cái nào lớn hơn hoặc nhỏ hơn cái kia.
  • Nhận biết rằng phép cộng có nghĩa là đặt hai nhóm lại với nhau và phép trừ có nghĩa là lấy đi của một nhóm.
  • Cộng và trừ các số từ 1 đến 10.
  • Sử dụng các đồ vật để chỉ ra cách chia nhỏ các số nhỏ hơn hoặc bằng 10 theo nhiều cách (ví dụ: 8 cục tẩy = 2 nhóm 4 cục tẩy và 8 cục tẩy = một nhóm 2 cục tẩy và một nhóm 6 cục tẩy).
  • Tìm số đồ vật để nhóm bất kỳ từ 1 đến 9 thành một nhóm 10.
  • Sử dụng đồ vật hoặc vẽ hình để biểu diễn và giải các bài toán đố đơn giản về cộng và trừ.
 

Bạn cũng có thể giúp con mình xây dựng các kỹ năng toán học ở nhà:

  • Khám phá những cuốn sách có hình ảnh vui nhộn để giúp con bạn hứng thú với toán học.
  • Xem cách sử dụng các đồ gia dụng hàng ngày để thực hành toán học .
  • Chơi các trò chơi cờ để xây dựng các kỹ năng toán học .
 

3. Tìm hiểu và làm việc cùng với trường tiểu học bạn mong muốn con sẽ theo học 

Hãy xem các tiêu chuẩn học tập của ngôi trường bạn muốn đăng ký tuyển sinh cho con để xem những kỹ năng nào được mong đợi đối với trẻ sắp vào lớp một. Không phải tất cả các trường đều sử dụng các tiêu chuẩn giống nhau, nhưng nhiều trường học sẽ có có những kỳ vọng tương tự đối với từng học sinh.
Cũng nên nhớ rằng trẻ em phát triển các kỹ năng ở các mức độ khác nhau. Nhưng nếu con bạn không có hầu hết các kỹ năng này vào cuối năm mẫu giáo, bạn nên kiểm tra với giáo viên của con bạn để nói về những lo lắng của bạn. Bạn có thể cùng nhau đưa ra một kế hoạch để theo dõi sự tiến bộ của con bạn và chuẩn bị sẵn sàng cho lớp một. Tìm hiểu thông tin và thủ tục đăng ký nhập học tại hệ thống trường quốc tế Nam Mỹ (UTS) tại đây

Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 trong thời gian chuyển cấp

Sau khi đã được trang bị đầy đủ các kĩ năng xã hội và năng lực học tập cơ bản để bắt kịp với phương pháp giáo dục mới mẻ và năng động hơn cho con. Cha mẹ sẽ là những người sẽ cùng đồng hành với con trên chặng đường từ những ngày đầu tiên bước vào trường tiểu học nên giai đoạn này cha mẹ cần dành sự quan tâm nhiều nhất có thể cho con qua 4 phương pháp sau:

1. Thực hiện các công tác tư tưởng để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1

Việc đầu tiên các bậc phụ huynh cần làm chính là làm công tác tư tưởng cho bé. Có thể nói, đây là thời điểm bé rất cần người đồng hành, chuẩn bị cho thời gian sắp tới bởi nhiều bé vẫn cảm thấy bỡ ngỡ, sợ hãi, không muốn rời xa bố mẹ khi bắt đầu đi học.

hinh-5-bieu-phi-truong-tieu-hoc-quoc-te-tai-binh-thanh-uts

Đầu tiên, bố mẹ nên làm công tác tư tưởng cho con trước khi vào lớp 1.

Để lên dây cót tinh thần cho bé, các bố các mẹ có thể kể cho bé những câu chuyện về việc đi học, môi trường học với thái độ lạc quan và tích cực nhất. Chẳng hạn, vào lớp 1, con sẽ được quen nhiều bạn mới, học ở ngôi trường lớn hơn, đẹp hơn, được học nhiều bài học mới, được thầy cô yêu thương chăm sóc…

Các bậc phụ huynh cũng có thể hướng dẫn các con cách làm quen với bạn bè ra sao, giới thiệu bản thân như thế nào. Giúp con tự tin cũng là cách giúp các bé không “sợ” việc đi học lớp 1. 

Để tâm lý các bé trở nên ổn định hơn, không cảm thấy quá lạ lẫm vào những ngày đầu tiên đi học, các bậc phụ huynh có thể dẫn con đến tham quan trường học trước đó. Đồng thời, để tăng sự hứng thú của các bé trước khi bước vào lớp 1, bố mẹ nên cho con cùng đi mua sắm đồ dùng học tập, cặp sách, balo...

Dù các bé còn nhỏ nhưng bố mẹ có thể nói chuyện khéo léo để bé hiểu rằng đi học là quyền lợi chứ không phải là trách nhiệm. Việc lắng nghe những ý kiến của con về việc đi học lớp 1 cũng có thể giúp các bậc phụ huynh có những điều chỉnh phù hợp trong hành động, tâm lý của con một cách hợp lý nhất.

2. Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 với đồ dùng học tập đầy đủ

Sau khi thực hiện công tác tư tưởng cho các bé, bố mẹ cần chuẩn bị đồ dùng học tập để các bé chuẩn bị hành trang vào lớp 1. Trên thực tế, đồ dùng học tập cho các bé vào lớp 1 nhiều hơn so với khi học mầm non. Vì thế, các bố các mẹ cần chú ý mua đầy đủ đồ dùng, dụng cụ học tập cho các bé. Bố mẹ có thể tham khảo một số gợi ý như sau:

  • Cặp sách: Đây là đồ dùng không thể thiếu cho bé đi học. Tuỳ theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà các bố các mẹ có thể lựa chọn cho con mình một chiếc cặp phù hợp nhất. Bên cạnh đó, một chiếc cặp phù hợp với thể trạng của con, trọng lượng không quá nặng, kiểu dáng gọn gàng cũng là những tiêu chí bố mẹ cần xem xét khi mua cặp sách cho con. Bố mẹ nên chọn mua những loại cặp đeo hai vai thay vì loại đeo chéo để tránh gây lệch vai cho các bé.
  • Đồ dùng học tập: Sách giáo khoa, vở kẻ ô ly, hộp bút, bút, gôm tẩy, thước kẻ,... là những dụng cụ, đồ dùng cần thiết cho các bé bước vào lớp 1. Ở bước này, bố mẹ nên cho các bé đi cùng để chọn mua theo sở thích của con, vừa tăng sự hứng thú ở bé mà bố mẹ không phải mất công đi đổi nếu mua không đúng với ý của các bé. 
  • Trang phục: Hiện tại, hầu hết các trường tiểu học quốc tế đều may quần áo đồng phục cho các bé, vì thế, các bố các mẹ không cần lo lắng quá nhiều về khoản mua trang phục mới. Tuy nhiên, để động viên tinh thần con hoặc con có thêm trang phục mặc tham gia các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại, những ngày được mặc tự do… phụ huynh có thể mua cho con thêm 1-2 bộ quần áo, giày dép, mũ nón...
 

3. Rèn luyện một số kỹ năng mềm để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1

Việc rèn luyện một số kỹ năng và tác phong trước khi vào lớp 1 là yếu tố cực kỳ quan trọng. Việc làm này giúp các bé tự tin hơn, không bị đuối so với những bạn đồng trang lứa. Một số kỹ năng mà bố mẹ có thể tự trang bị cho con trước khi bước vào lớp 1:

  • Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 với kỹ năng tự phục vụ

Trên thực tế, kỹ năng tự phục vụ đã được hình thành khi bé đi học mẫu giáo. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn còn cưng chiều con, giáo viên mẫu giáo đôi khi vẫn làm thay cho bé nên nhiều bé vẫn chưa biết cách tự phục vụ bản thân tốt nhất.

Các giáo viên tại trường tiểu học quốc tế không thể hỗ trợ việc này cho các bé. Do đó, các bậc phụ huynh cần dành nhiều thời gian để rèn luyện cho con bằng các hoạt động như: Tự thay quần áo (trong trường hợp trẻ học cả ngày với nhiều hoạt động khác nhau yêu cầu thay đổi trang phục, sắp xếp sách vở, dụng cụ học tập vào cặp, dọn dẹp góc học tập, tự đi vệ sinh, tự xúc ăn…

chuan-bi-cho-tre-vao-lop-1

Tự biết phục vụ là kỹ năng cực kỳ quan trọng cần được phù huynh rèn luyện cho các bước trước khi vào lớp 1

  • Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 với kỹ năng giao tiếp với bạn bè, thầy cô và mọi người xung quanh

Các bố các mẹ nên dạy bé cách lắng nghe ý kiến của người khác, của thầy cô, cha mẹ, bạn bè. Các bé cần biết trả lời khi được hỏi, đặt câu hỏi đối với những vấn đề khó hiểu cho thầy cô, cha mẹ để các bé tự tin thể hiện khả năng bản thân mình trong nhiều lĩnh vực. 

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh nên hình thành cho các bé kỹ năng giao tiếp lễ phép, kính trên nhường dưới, lịch sự trong bất kỳ trường hợp nào. Các bố các mẹ cũng có thể cho con tham gia các chương trình hay hoạt động có ích ngoài xã hội, hoạt động ngoại khoá để các bé tự tin giao tiếp, tự tin thể hiện quan điểm cá nhân… Đây chính là hành trang tốt nhất để các bé bước vào lớp 1 một cách tự tin nhất.

  • Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 bằng cách rèn luyện kỷ luật, làm quen với lối sống nề nếp

Để hình thành dần cho các bé chuẩn bị vào lớp 1 nề nếp, kỷ luật tại trường tiểu học, các bố các mẹ có thể kể những câu chuyện, làm mẫu cho các con những hoạt động liên quan đến trường học như: giữ trật tự trong lớp học, giơ tay xin phép thầy cô khi muốn phát biểu hoặc đi ra ngoài, trước khi vào lớp các bé phải xếp hàng, đứng lên chào thầy/cô giáo khi vào lớp, tan lớp…

Kỹ năng tập trung rất cần được bố mẹ hoàn thiện cho các bé để các bé giữ nề nếp kỷ luật tại trường học. Chẳng hạn, bố mẹ có thể giao cho các bé một nhiệm vụ nào đó như vẽ tranh, tô màu, đồ chữ cái…bằng cách ngồi trên bàn học ngay ngắn trong khoảng thời gian 30-45 phút. Điều này cũng giúp làm gia tăng sự tập trung chú ý cho trẻ, rất có ích cho trẻ khi vào lớp 1.

Đọc thêm: Trường tiểu học quốc tế nào tốt ở TPHCM mà ba mẹ nên lựa chọn
 

4. Hỗ trợ kiến thức để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1

, các bé đã được tiếp xúc với mặt chữ và số. Tuy nhiên, khi về nhà, các bậc phụ huynh có thể thường xuyên bổ túc kiến thức cho bé từ học chữ, số cho đến cách đọc, cách viết, cách cầm bút đúng, cách ngồi không sai tư thế, cách tô màu, làm tính đơn giản. Việc làm này giúp các bé dễ dàng tiếp thu và theo kịp những kiến thức được dạy trên lớp cũng như không bị tụt lại so với bạn bè.

Bố mẹ không nên nhồi nhét quá nhiều kiến thức cho bé ở giai đoạn này bởi sẽ khiến các con cảm thấy quá tải, gây chán nản và tâm lý sợ hãi khi đi học của các bé. 

Trên đây là những thông tin được UTS tổng hợp lại giúp các bậc phụ huynh có cơ sở tham khảo và giải đáp được thắc mắc bé vào lớp 1 cần chuẩn bị những gì. Tuỳ vào môi trường sống, hoàn cảnh gia đình, tính cách các bé mà các bố các mẹ có thể đưa ra những điều chỉnh sao cho phù hợp. Chúc các bố các mẹ tìm được những lựa chọn đúng đắn giúp các bé tự tin bước vào lớp 1 thuận lợi nhất!

Đọc thêm: Những bài học bất ngờ từ STEM ở trường Song ngữ tại TPHCM được bật mí
TRƯỜNG QUỐC TẾ NAM MỸ UTS
Cơ sở 1 | UTS Van Lang Complex
    • Cổng 1: 69/68 Đặng Thuỳ Trâm, p.13, Q.Bình Thạnh, HCM
    • Cổng 2: 80/68 Dương Quảng Hàm, p.5, Q.Gò Vấp, HCM
Cơ sở 2 | Game bài đổi thưởng Mê đổi thưởng Campus
  • 360D Bến Vân Đồn, P.1, Quận 4, HCM
LIÊN HỆ

Tin tức và sự kiện nổi bật