Ba mẹ có biết? Làm thế nào để xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa ba mẹ và con cái? UTS Ba mẹ có biết? Làm thế nào để xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa ba mẹ và con cái? UTS

Game bài đổi thưởng Mê đổi thưởng

Ba mẹ có biết? Làm thế nào để xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa ba mẹ và con cái?

TIN TỨC

29/06/2023

Giữa ba mẹ và con cái luôn tồn tại một sợi dây liên kết tự nhiên được tạo nên từ tình yêu thương. Ba mẹ bao dung, thấu hiểu những đứa con của mình, còn con trẻ biết ơn vì được trưởng thành mỗi ngày trong vòng tay chở che của ba mẹ.

Nhưng sợi dây liên kết này đôi khi trở nên mỏng manh vì một số nguyên nhân, tác động không nhỏ đến con trẻ trong quá trình trưởng thành, đặc biệt là về khía cạnh sức khỏe tinh thần.Theo ba mẹ, nguyên nhân nào khiến khoảng cách giữa ba mẹ và con ngày càng xa? UTS đã đúc kết lại các nguyên nhân thường gặp thông qua quá trình đồng hành và trò chuyện cùng các gia đình từ những câu chuyện thường nhật.

1. Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa ba mẹ và con cái

Một mối quan hệ thân thiết và gắn kết giữa ba mẹ và con cái được hình thành từ ba yếu tố chính:

Sự giao tiếp
  giap-tiep-cung-con

Việc giao tiếp giữa ba mẹ và con cái là chìa khóa thành công trong việc gầy dựng một mối quan hệ thân thiết. Nguyên tắc cơ bản là sự lắng nghe của ba mẹ về những tâm sự, câu chuyện của con. Giao tiếp hiệu quả thực chất rất đơn giản, xuất phát từ cách mà ba mẹ tương tác với con, thái độ khi trò chuyện và chia sẻ, hoặc là cách ba mẹ lắng nghe và cho lời khuyên khiến con cảm thấy được thấu hiểu.

Ví dụ khi con đi học về, câu hỏi mà các bậc phụ huynh dành cho con mình là: “Con đã làm bài tập chưa?” chứ không phải là “Hôm nay con đi học có vui không?”. Ngay lúc đó, nội tâm con trẻ sẽ nghĩ rằng: “Điều ba mẹ quan tâm là bài tập chứ không phải con!”. Con không thể bộc lộ những suy nghĩ thực sự bên trong mình và từ đó vô hình chung, sự giao tiếp giữa ba mẹ và con cái trở nên nặng nề và khó khăn hơn khi cả hai có suy nghĩ khác biệt nhau.

Sự quan tâm đến quá trình phát triển của con trẻ
  quan-tâm-đến-cảm-xúc-của-con

Đây là hành động nhằm cho con sự động viên, cổ vũ những việc con làm, bày tỏ những cảm xúc chân thành và tôn trọng cho những quyết định của con. Đồng thời, đây cũng là sự đồng hành khi con gặp những vấn đề trong cuộc sống, đưa cho con những lời khuyên, những phương án để xử lý.

Các ba mẹ thường chất vấn con rằng: “Sao điểm con thấp đến vậy!” thế nhưng lại quên mất quá trình nỗ lực của con để đạt được số điểm đó. Có thể hôm nay con được điểm 7, nhưng là điểm 7 của biết bao cố gắng khi hôm qua con chỉ đạt điểm 4. Mỗi ngày con lớn lên là một ngày con nỗ lực, để con là phiên bản tốt hơn ngày hôm qua.

Sự cảm thông của ba mẹ
  giao lưu uts 2

Yếu tố này giúp con trẻ và ba mẹ trở nên gần gũi hơn bao giờ hết, bởi khi ấy, ba mẹ sẽ là người con trẻ cảm thấy an toàn nhất. Ba mẹ có biết điều mà con luôn cần là gì không? Đó không phải là những món quà vật chất hay chuyến đi chơi xa, điều con cần nhất là sự thấu hiểu, bao dung để con cảm thấy mình luôn được yêu thương.

2. Làm sao để gầy dựng mối quan hệ thân thiết giữa ba mẹ và con cái

Để có thể gầy dựng một mối quan hệ gắn kết giữa ba mẹ và con cái, mỗi người ba, người mẹ cần phải đi từng bước nhỏ để tiến gần hơn với con mình - những đứa trẻ có cá tính và vô vàn trạng thái cảm xúc khác nhau trong suốt quá trình trưởng thành.

Dành cho con những khoảng thời gian lắng đọng

Đây là khoảng thời gian ba mẹ và con có thể chia sẻ những câu chuyện cùng nhau. Từ đó, đứa trẻ sẽ có thể dễ dàng nói lên những quan điểm, cảm nhận của bản thân về mọi điều trong cuộc sống, và lắng nghe lời khuyên của ba mẹ - người đã từng trải qua những vấn đề mà con đang gặp.

Khoảng thời gian lý tưởng nhất có thể là bữa cơm gia đình ấm cúng hoặc giờ kể chuyện nhẹ nhàng trước khi ngủ. Hay đơn giản là lúc mẹ mỉm cười chào khi con mới đi học về, dù ngắn ngủi nhưng phần nào thể hiện được tình cảm mà con và ba mẹ dành cho nhau.

Hãy lắng nghe và dành sự cảm thông cho con

“Con thi thế nào? Có được 9, được 10 không? Con đứng vị trí thứ mấy?” là những kỳ vọng mà ba mẹ vô tình đặt trên vai con, khiến con trở nên mệt mỏi, kiệt quệ vì chạy theo thành tích trên đường đua “thần đồng” của ba mẹ. Thay vào đó, mỗi người ba mẹ trong chúng ta hãy lắng nghe và nhìn nhận hành trình nỗ lực của con mỗi ngày. Mỗi ngày con lớn lên đã là một ngày con cố gắng.

Việc lắng nghe và hiểu con không bắt nguồn từ một kế hoạch phức tạp mà nó chỉ là một câu hỏi đơn giản: “Hôm nay con đi học có vui không?” hay “Hôm nay con muốn ăn gì?”, đây sẽ là một “liều thuốc” giúp con giải tỏa được những lo âu, phiền muộn sau một ngày dài. Khoảng hở giữa ba mẹ và con cái sẽ dần khép lại khi con thấy: Mình được ba mẹ lắng nghe và cảm thông.

Khuyến khích con tự là chính con

Con hãy sống đúng với đam mê và sở thích của chính mình, lúc đó, con mới là người hạnh phúc. Ba mẹ hãy khuyến khích những đứa con của mình khám phá ra sở thích của chúng, đồng thời tạo cơ hội để con có thể phát huy được sở thích đó. Có thể, những sở thích đầu tiên con chưa thấy phù hợp, nhưng qua sự động viên của ba mẹ, con như được tiếp thêm năng lượng và có thể tự tìm tòi ra những điều thú vị.

Mỗi khi con ngã, hãy khuyến khích con tự đứng dậy, mỗi khi con sai, hãy động viên con tự nhận lỗi, và mỗi khi con có ước mơ, hãy cổ vũ con thực hiện nó. Mỗi ba mẹ đều đã từng là một đứa trẻ, vì thế, hãy để con được sai và tự nhận ra bản thân mình cần phát triển ở điểm nào, đừng là một người định hướng, hãy nên là một người đồng hành và sửa đổi cùng con sau những quyết định sai lầm.

  presentation at UTS

3. Tạm kết

Một mối quan hệ gắn kết giữa ba mẹ và con cái được hình thành từ sự nỗ lực, sự cảm thông và thấu hiểu. Với những thông tin bổ ích trên, UTS hy vọng rằng, mỗi ba mẹ có thể thấu hiểu con mình nhiều hơn trong hành trình “ươm dưỡng tài năng”. Hãy để “hạt mầm” trong con được lớn lên và vươn mình thành những “cây cổ thụ” vững chắc.

Tin tức và sự kiện nổi bật